Tin tức

Kỹ thuật ủ phân bò với trichoderma đơn giản, hiệu quả cao

Trong những năm gần đây, ủ phân hữu cơ tại nhà đang là giải pháp thay thế phân bón hóa học được nhiều hộ nông dân áp dụng. Trong đó, phổ biến nhất là ủ phân bò với trichoderma. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật ủ phân bò bằng chế phẩm trichoderma đơn giản tại nhà.

1. Nấm Trichoderma mang đến nhiều tác dụng cây trồng

Trichoderma là một chủng nấm phân bố chủ yếu ở những nơi có nhiều rễ cây. Chủng nấm này có tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp, có số lượng lên đến 33 loài khác nhau và phần lớn chúng đều có lợi đối với cây trồng. 

Trichoderma có khả năng giúp đất cố định đạm, hoặc giúp đất phân giải phân lân, tiêu diệt những chủng nấm có hại gây bệnh cho cây trồng,…

Trong suốt nhiều năm qua, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng luôn là địa chỉ bán nấm đối kháng trichoderma uy tín, được nhiều hộ nông dân tin dùng. Được lên men bằng công nghệ vi sinh hiện đại của Nhật. 

Chế phẩm nấm đối kháng trichoderma VBio ngoài ứng dụng trong việc ủ phân hữu cơ còn có nhiều công dụng như: tăng độ tơi xốp cho đất, bổ sung dưỡng chất cho đất trồng, bảo vệ bộ rễ cây, hạn chế các bệnh thối rễ, kháng sâu bệnh cho cây trồng, kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng…

2. Vì sao nên dùng chế phẩm trichoderma để ủ phân bò?

Ủ phân chuồng luôn là một giai đoạn không thể thiếu trước khi tiến hành bón phân vào đồng ruộng hay đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân chuồng tươi bón trực tiếp vào đất canh tác sẽ khiến đất bị mất cân bằng. 

Nguyên nhân là do trong phân chuồng có chứa một số lượng độc tố bao gồm các các chất kích thích, kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh cũng như các yếu tố hữu cơ khác.

Tuy nhiên, chế phẩm nấm đối kháng trichoderma có thể xử lý triệt để những chất độc hại này. Các chuyên gia cũng cho thêm, ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật sẽ giúp phân hoai mục nhanh và tiêu diệt độc tố hiệu quả.

3. Kỹ thuật ủ phân bò với trichoderma

3.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Phân chuồng bò: 500kg
  • Xác bã thực vật (rơm rạ, vỏ đậu,  xơ dừa, vỏ trấu, lục bình…): 500kg
  • 1kg chế phẩm sinh học Trichoderma
  • Cám gạo: 2-3kg
  • Nước sạch, bạt che

3.2. Tiến hành ủ phân bò với trichoderma

  • Bước 1: trộn đều chất độn và chất phân chuồng với nhau, trộn 2-3kg cám gạo với 1 gói Trichoderma.
  • Bước 2: tiến hành rải một lớp phân chuồng lên mặt đất với độ dày khoảng 7 – 10cm. Sau đó, rắc hỗn hợp chế phẩm sinh học lên trên bề mặt. Tiếp tục rải phân chuồng và rắc hỗn hợp chế phẩm lên cho đến khi hết.
  • Bước 3: tưới nước sạch vào phân chuồng để đảm bảo đống ủ đạt đủ độ ẩm. Độ ẩm đống ủ phải duy trì trong khoảng là 55 – 60% (bà con lấy tay nắm nhẹ phân chuồng, thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay là được).
  • Bước 4: Đảo đều phân chuồng và gom thành đống, dùng bạt che kín. Chiều cao của đống ủ thường là 1,5 – 1,7m. Đường kính đống ủ trong khoảng 3 – 4m. 

Thời gian ủ từ 25 – 35 ngày, bà con cần đảo phân chuồng 2 – 3 lần trong suốt quá trình ủ. Trong 2,3 ngày đầu nhiệt độ đống ủ tăng 55 – 60 độ C là dấu hiệu nhận biết ủ phân chuồng thành công. Bên cạnh đó, quá trình ủ phân bò với trichoderma thành công sẽ không có mùi hôi thối. Sau khi hoai mục hết thì nhiệt độ đống ủ trở lại nhiệt độ thường.

Phân hữu cơ từ phân động vật đang dần trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều hộ nông dân bởi tính an toàn cũng như hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Khi ủ phân bò với trichoderma, bà con có thể tận dụng phân vật nuôi làm phân bón, tiết kiệm được chi phí trồng trọt.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*