Blog

Tai nghe chống ồn có gây đau tai

Hơn một thập kỷ qua, các tai nghe chống ồn đã trở nên phổ biến, giá cả dễ chịu hơn và lọc ồn hiệu quả hơn. Nhưng trong khi những việc đó tốt hơn, ngày càng nhiều người kêu ca rằng họ bị đau đầu và đau tai, cảm giác như có một áp lực vô hình nào đó ép vào tận tai trong… Chuyện này là do đâu?

  • Cách tai nghe chống ồn hoạt động:

Có hai kiểu chống ồn, thụ động và chủ động. Loại thụ động chủ yếu dựa vào thiết kế tự nhiên để cản âm thanh. Còn loại chủ động (active noise canceling: ANC) thì dùng sóng âm ngược pha. Hãy hình dung rằng âm thanh lan truyền trong không khí là các sóng dao động. Các sóng có tần số dao động thấp dễ dàng đâm xuyên qua vật thể rắn như vỏ tai nghe, tường,… Trong khi loại tần số cao thì khó khăn hơn

Do vậy, mục tiêu nhắm đến của loại tai nghe ANC là ngăn chặn các âm thanh có tần số thấp. Chúng sẽ “lắng nghe” môi trường âm thanh xung quanh bạn, thông qua các microphone tích hợp. Thu thập và xác định đâu là các âm thanh gây ồn, rồi phát lại sóng âm khử ồn ngược pha. Triệt tiêu những âm thanh không mong muốn đó.

  • Tại sao tai của tôi lại thấy bị ép như khi máy bay đi lên?

Hầu hết đều mô tả cảm giác đeo tai nghe ANC là có gì đó đè nén lên tai, giống như áp suất khí quyển thay đổi khi họ đang bay. Áp suất khí quyển hiểu đơn giản là lực đè trải dài trên bề mặt. Gravity (thường được biết đến là lực hấp dẫn) của Trái đất liên tục kéo bầu khí quyển xuống, do vậy mật độ không khí ở các vùng thấp sẽ dày đặc hơn các cao điểm. Ví dụ bạn leo núi, từ chân núi đi lên sẽ thấy không khí loãng dần.

Mật độ không khí không phải nguyên nhân gây ra cơn đau tai bạn phải chịu. Cảm giác bị đè nén bởi một lực vô hình thực ra là do chênh lệch áp suất, giữa tai trong của bạn với môi trường bên ngoài. Khi bạn lên cao, không khí bên trong tai sẽ muốn rút bớt ra ngoài. Ngược lại, khi ở dưới thấp tai bạn sẽ muốn kéo thêm không khí vào trong. Như vậy, bất kỳ sự thay đổi nào khiến chênh lệch áp suất xảy ra giữa tai trong với môi trường ngoài, sẽ gây ra cơn đau.

Khi bạn lên máy bay, tai bạn sẽ có mật độ không khí dày đặc hơn môi trường ngoài. Tai trong bạn giống như một quả bóng bay được bơm căng, và nó ít rung động hơn hẳn. Việc bỗng nhiên thiếu các rung động này khiến khả năng nghe các tần số thấp giảm đi. Não bạn có xu hướng rằng đang xảy ra chênh lệch áp suất vì các âm thanh tần số thấp vơi đi nhiều.

Và trong khi não bộ chúng ta cứ đi theo giả định đó, thực tế là chẳng có sự thay đổi áp suất nào. Việc đeo tai nghe ANC đã triệt tiêu đi các âm thanh tần số thấp, dẫn đến bộ não bị nhầm lẫn. Não chúng ta thực ra không hề tiếp nhận bất kỳ tín hiệu đau đớn nào gửi về, nhưng nó cứ mô phỏng các cảm giác đó và hành xử như thể bạn đang phải chịu áp suất chênh lệch. Cảm giác đau đớn bị đè nén ‘giả tạo’ này sẽ biến mất khi bạn tháo tai nghe ANC ra, vì não bộ cho rằng mọi chuyện đã trở về bình thường

Có khá nhiều người đeo tai nghe khử ồn vô tư mà chẳng hề khó chịu. Số khác ban đầu còn cảm thấy lấn cấn, nhưng rồi họ cũng sẽ quen dần. Thế nhưng, vẫn có một nhóm không thể chịu nổi áp lực vô hình sinh ra khi đeo.

Vậy nên nếu bạn sử dụng mà cảm giác khó chịu dần biến mất, có thể bộ não đã thích nghi được với bộ tai nghe. Hoặc có những người chỉ dùng 15-20 phút sau đó tháo ra, khi cảm thấy thoải mái trở lại thì sử dụng tiếp. Lựa chọn cuối cùng cho những ai thuộc nhóm thứ ba, đó là ‘chia tay’ các tai nghe ANC và tái đầu tư vào các loại co thiết kế chống ồn thụ động tốt. Ví dụ in-ear hay tai chụp thông thường, có đệm mút dày và kín sẽ cản bớt âm thanh. Đừng mua loại earbuds như kiểu Airpods, STH30, vốn thiết kế mở nên cản âm rất kém.

Hãy nhớ rằng mặc dù cảm giác đau đớn là không có thực, bộ não tạo ra nó chỉ vì bị nhầm lẫn, nhưng đau thì vẫn là đau. Bạn không cần phải cố ép mình nếu như những chiếc tai nghe ANC sinh ra không phải dành cho bạn.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách sửa tai nghe bị dính nước

Những vật dụng trong gia đình có nguy cơ gây ung thư

Cách chọn thực phẩm an toàn cho gia đình





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*