Công nghệ

Tiêu chí vàng giúp chọn màn hình đồ họa cao cấp, chất lượng tốt nhất

Bạn đang muốn mua một bộ màn hình đồ họa để phục vụ cho công việc, học tập của mình. Tuy nhiên bạn vẫn còn băn khoăn, lo lắng không biết nên chọn mẫu màn hình như thế nào mới đáp ứng được công việc thiết kế đồ họa của mình. Đừng lo, theo dõi thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được nên chọn mua màn hình máy tính nào nhé. 

 

Các tiêu chí giúp chọn màn hình đồ họa cao cấp hiệu quả

Không giống với những người có nhu cầu gaming cần quan tâm đến tần số quét, thời gian đáp ứng, công nghệ đồng bộ…. Khi dùng màn hình máy tính để thiết kế đồ họa thì bạn nên xem xét kích thước, độ phân giải, cổng kết nối cùng với độ phủ và độ chính xác của màu sắc. Dưới đây chính là một số điểm mà bạn cần lưu ý để có thể chọn được bộ màn hình đồ họa tốt nhất.

Độ chuẩn xác của màu sắc

Độ chuẩn xác về màu sắc thường được các nhà thiết kế đồ họa hoặc các nhiếp ảnh gia đặc biệt chú ý. Độ chuẩn xác của màu sắc giúp hình ảnh được hiển thị một cách chân thực nhất, sống động nhất. Từ đó giúp cho công việc thiết kế đồ họa trở nên đơn giản, thuận tiện, dễ dàng hơn rất nhiều.  

Căn cứ vào độ chuẩn xác để chọn màn hình đồ họa

Để độ sai lệch khi xác định màu sắc, Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế đã sáng tạo ra chỉ số đo lường khoảng cách giữa hai màu. Chỉ số này thường được biết đến với tên gọi là độ lệch lạc màu Delta E ( dE ). 

Độ chênh lệch màu nhỏ nhất mà mắt thường của chúng ta có thể phân biệt được là Delta E lớn hơn hoặc bằng 1.0. Do đó, khi chọn màn hình máy tính thì thiết bị nào có thông số lệch màu càng gần 0 thì càng tốt với người dùng. Một thiết bị màn hình chuyên dụng có thể đáp ứng tốt nhu cầu thiết kế đồ họa thì thông số Delta E tối thiểu ở mức <2 là tốt nhất.

Độ phủ màu

Độ phủ màu hay dải màu ( Color Gamut ) là 1 thuật ngữ chỉ tập hợp các màu con, nằm trong giới hạn màu sắc thực tiễn. Thông số này thể hiện khả năng tái tạo màu sắc của những thiết bị kỹ thuật số, mang màn hình máy tính. Độ phủ màu càng lớn thì màu sắc được hiển thị sẽ càng chân thực.

Hiện nay chúng ta thường thấy 3 dải màu tiêu chuẩn, gồm sRGB, Adobe RGB và DCI-P3. Mỗi một dài màu đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng của mình. Cụ thể:

Dải màu truyền thống sRGB 

sRGB là dải màu thường được áp dụng cho màn hình, công nghệ in ấn và internet được Microsoft và HP giới thiệu vào năm 1996. Đây là một dải màu truyền thống và được coi là tiêu chuẩn màu của phổ biến trên nhiều trang bị hiện nay như: Camera, màn hình máy tính, tivi, điện thoại. 

Ưu điểm nổi bật của của dải màu này là khả năng cân xứng cao, thích hợp với nhiều trang thiết bị đầu xuất như máy in phun. Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của sRGB chính là không gian màu còn hạn chế. Với một số file ảnh in offset sẽ gặp thường gặp phải hiện tượng đó là mất khả năng tái tạo màu ở 1 số vùng, nhất là gam xanh lá.

Dải màu đồ họa Adobe RGB 

Adobe RGB sở hữu không gian màu hiển thị rộng tới 33% so với sRGB, nhất là ở vùng màu xanh lá. Adobe RGB được ra mắt vào năm 1998, dải màu này giúp mang tới màu sắc độ tinh tế hơn. Khi so sánh với hệ màu sRGB, hình ảnh được hiển thị theo dải màu Adobe RGB thường đậm hơn, có chiều sâu hơn. 

Dài màu đồ họa thích hợp đối với công việc thiết kế

Với sức ảnh hưởng của Adobe kết hợp với phần mềm sáng tạo, độ phủ màu Adobe RGB dần trở nên phổ biến. Đồng thời đây cũng chính là dài màu được dùng đa dạng trong lĩnh vực đồ họa, in ấn offset.

Dải màu điện ảnh DCI-P3 

DCI-P3 được ra mắt năm 2010 và được chọn làm tiêu chuẩn của ngành nghề điện ảnh. Độ phủ màu của DCI-P3 được đánh giá nhỏ hơn Adobe RGB và lớn hơn sRGB. Có thể thấy, hầu hết những bộ phim chiếu rạp đều được chỉnh sửa hậu kỳ dựa trên không gian màu của DCI-P3. Bởi dải màu điện ảnh thường có chất màu tối ưu giúp cho việc xem phim hấp dẫn hơn.  

Kích thước, độ phân giải màn hình đồ họa

Để giúp cho công việc thiết kế đồ họa thuận tiện, hiệu quả thì những chiếc màn hình có kích thước to thường rất được ưa thích. Và loại màn hình được thiết kế với kích thước lớn cần được tích hợp độ phân giải phù hợp. Chỉ như vậy thì mới không xuất hiện các tình trạng vỡ, xé hoặc nhòe hình. Cụ thể về một số kích thước, độ phân giải của màn hình đồ họa là:

Chú ý tới kích thước, độ phân giải để tìm, chọn màn hình đồ họa phù hợp

  • 24 inch FHD ( 1920×1080 )

  • 27 inch 2K ( 2560×1440 )

  • 32 inch 4K ( 3840×2160 )

Cổng kết nối 

Bạn cần chú ý nên chọn màn hình được tích hợp cổng kết nối HDMI hoặc Displayport. Bởi đây chính là hai loại cổng kết nối cho chất lượng hiển thị hình ảnh chất lượng tốt hơn nhiều so có những cổng kết nối khác. Hơn thế, một số loại sản phẩm cao cấp còn được tích hợp thêm cổng USB C. Cổng này vừa đóng vai trò là cổng kết nối tín hiệu hình ảnh, vừa giúp sạc điện cho thiết bị. 

Một số mẫu màn hình đồ họa chất lượng tốt nhất 2022

Dưới đây là một số mẫu màn hình máy tính cao cấp được đánh giá cao, hỗ trợ công việc thiết kế đồ họa một cách tốt nhất

  • Màn hình máy tính Tomko 27 inch 2K IPS T2721F-2K được đánh giá cao với độ phân giải 2K QHD giúp đem đến hình ảnh chất lượng, sắc nét.

  • Màn hình đồ họa T272AF hứa hẹn sẽ trở thành mẫu màn hình thiết kế đồ họa lý tưởng đó.

  • Màn hình máy tính hỗ trợ thiết kế đồ họa 32 inch QHD Tomko T3232Q

  • Màn hình máy tính LCD đồ họa thiết kế kích thước 32 inch 2K GX328Q

  • Màn hình máy tính Tomko kích thước 27 inch cong T2721FC hỗ trợ thiết kế đồ họa hấp dẫn.

  • ….

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về màn hình đồ họa cần những tiêu chí khi mua https://tomko.com.vn/man-hinh-may-tinh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý bạn có thể chọn cho mình thiết bị lý tưởng nhất để phục vụ tốt nhu cầu thiết kế đồ họa của bản thân.

 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Báo giá màn hình máy tính mới nhất T6/2020

>>> Bí quyết độ cấu hình máy tính chơi game khủng giá học sinh