Thấm dột luôn gây ra những phiền toái trong cuộc sống và để lại những hậu quả tai hại như làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn. Do đó bạn cần có phương án xử lý chống thấm kịp thời. Với khu vực như sàn mái- nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nước và chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nên rất dễ bị thấm dột, xuống cấp. Vì vậy đối với khu vực này bạn cần phải ưu tiên chống thấm bằng những phương pháp thích hợp. Vậy làm thế nào để chống thấm cho sàn mái bê tông? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
1. Sàn mái bê tông bị thấm dột là do đâu
Do ngay từ đầu đã chủ quan không thực hiện công việc chống thấm
Hoặc do hệ thống thoát nước trên sàn mái kém, đường ống, sàn mái thường thường xuyên bị ứ đọng nước sau mỗi cơn mưa lâu ngày gây thấm dột.
Do sử dụng bê tông kém chất lượng nên kết cấu bê tông không chắc chắn dẫn đến tình trạng nứt sàn khi gặp sự cố địa chấn, gặp trời mưa nước sẽ ngấm qua những khe nứt này gây nên thấm dột
Nguyên nhân gây thấm dột sàn mái cũng đến từ việc sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng
Do sử dụng không đúng phương pháp thi công, thi công sai kỹ thuật, không đạt yêu cầu về chất lượng chống thấm
2. Làm thế nào để chống thấm cho sàn mái bê tông?
Để chống thấm cho sàn mái bê tông thì bạn nên sử dụng các biện pháp chống thấm ngay từ đầu.
Nếu trong quá trình sử dụng mà sàn mái xảy ra hiện tượng thấm dột thì bạn hãy tìm ra nguyên nhân gây thấm là gì để từ đó có phương án xử lý chống thấm một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Để hiệu quả chống thấm được tối ưu bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
Hãy sử dụng kỹ thuật chống thấm sàn mái bê tông tốt nhất để đem lại hiệu quả cao.
Sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp và phải chất lượng.
Lựa chọn thời điểm thi công thích hợp, tốt nhất nên chọn thi công vào những ngày nắng ráo, không có mưa.
3. Những phương pháp chống thấm cho sàn mái bê tông hiệu quả
3.1. Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
Nhựa đường khi được làm nóng chảy sẽ có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, nó sẽ tạo ra được một lớp màng ngăn nước tối đa. Hơn nữa tuổi thọ của nhựa đường lên đến hàng chục năm sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn khi có nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng nhựa đường là:
Có kết cấu màng dày nên khả năng ngăn nước triệt để.
Có tính đàn hồi cao
Tuổi thọ dài lâu
Có khả năng chịu nhiệt rất tốt.
3.2. Chống thấm sàn mái bằng Flinkote
Flinkote cũng là một loại vật liệu chống thấm được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nó là vật liệu được sử dụng trực tiếp, nên sẽ giúp cho thợ tiết kiệm được thời gian và công sức khi thi công.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm sàn mái bằng Flinkote
Flinkote sẽ tạo thành lớp phủ liền mạch và không có mối nối trên bề mặt công trình thi công.
Đây là một sản phẩm gốc nước nên nó không độc hại, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Quá trình đông kết xảy ra Flinkote sẽ tạo thành màng chống thấm cực tốt ngăn ngừa nước thấm qua một cách tối ưu.
>> Xem thêm:
- Những sắc thái của màu hồng phấn trong trang trí nội thất
- 6 Mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ 300 triệu đẹp tiết kiệm chi phí
3.3. Chống thấm sàn mái bằng Sika
Sika là loại vật liệu chống thấm phổ thông nhất, chống thấm một cách triệt để và không bị mài mòn, giúp công trình bền lâu theo thời gian.
Ưu điểm của Sika chống thấm sàn mái:
Sika có khả năng thẩm thấu cực tốt, liên kết nhanh với các tinh thể trong bê tông
Chống thấm với Sika sẽ tạo ra lớp màng ngăn nước thấm qua hiệu quả, tuổi thọ của Sika có thể lên đến hàng chục năm
Sử dụng Sika chống thấm rất dễ dàng thi công trên tất cả các bề mặt, thậm chí góc cạnh
Không gây độc hại nên thân thiện với người sử dụng, an toàn cho môi trường.
3.4. Chống thấm sàn mái bằng màng Bitum tự dính
Với màng Bitum tự dính thì việc thi công sẽ dễ dàng hơn, bạn chỉ cần đo đạc kích thước của sàn mái để sử dụng màng tự dính cho phù hợp. Sau đó bạn hãy trải cuộn màng chống thấm tự dính ra sàn mái rồi bóc bỏ lớp dán bảo vệ bên ngoài rồi thực hiện dán sao cho diện tích chồng mí tối thiểu 5 cm.
Ưu điểm của màng chống thấm tự dính:
Thi công an toàn, tiện lợi, không đòi hỏi thợ có kỹ thuật cao.
Có khả năng bám dính và đàn hồi tốt.
Có khả năng chống chọi với mọi điều kiện thời tiết
Khả năng chống thấm cao, tuổi thọ bền lâu.
Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn một số phương pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm những phương pháp mới và những kinh nghiệm để chống thấm cho sàn mái nhà mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm nào tốt nhất được nhiều người lựa chọn